Thủy tinh là chất liệu không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, nó là nguyên liệu chế tạo rất nhiều đồ dùng thiết yếu, máy móc, quà tặng doanh nghiệp…Mặc dù nó rất phổ biến trong mọi lĩnh vực, nhưng không phải ai cũng biết hết về thủy tinh. Bài viết dưới đây là một số thông tin về thủy tinh mà Quà tặng Hải Âu sưu tầm được, mọi người cùng tham khảo nhé!
Thủy tinh là gì?
Theo khái niệm Vật lý
- Thủy tinh đôi khi được sử dụng một cách phổ biến dưới cái tên là kính hay là kiếng.
- Thủy tinh là tên gọi của một loại chất rắn vô định hình đồng nhất. Khi được đốt nóng chảy, chúng ta có thể dễ dàng tạo cho nó các hình dạng, thiết kế độc nhất mà bạn mong muốn.
Theo khái niệm Hóa học
- Thủy tinh có gốc silicat. Trong khoa học, silicat có công thức hoá học là đioxit silic (SiO2) có trong dạng đa tinh thể như cát và cũng là thành phần hóa học của thạch anh.
- Silicat có điểm nóng chảy khoảng 2.000 °C (3.632 °F), khá cao và gây tốn kém năng lượng để có thể đun nóng chảy nó ra tạo hình.
- Chính vì thế, khi nung nóng chảy silicat người ta thường có cho thêm sô đa (cacbonat natri Na2CO3), hay bồ tạt (tức cacbonat kali K2CO3) để có thể làm giảm nhiệt độ nóng chảy của nó xuống chỉ còn 1000 °C.
- Tuy nhiên, Na2CO3 lại làm cho thủy tinh bị hòa tan trong nước, đây cũng chính là điều người ta không mong muốn. Do đó, người ta đã cho thêm vôi sống (oxit canxi, CaO) là hợp chất bổ sung để phục hồi tính không hòa tan.
Tính chất của thủy tinh
Thủy tinh là chất liệu phổ biến trong các lĩnh vực của cuộc sống do đó nó có rất nhiều tính chất nổi bật:
- Chất rắn trong suốt, không màu, không gỉ và tương đối cứng tuy nhiên nó lại rất dễ vỡ khi bị rơi từ độ cao xuống hoặc trong quá trình vận chuyển.
- Không hút ẩm, không cháy và không bị các axit ăn mòn dù là axit mạnh (tuy nhiên không tính axit Hidro Florua).
- Ánh sáng có thể truyền qua thủy tinh rất dễ dàng vì vậy thủy tinh thường được sử dụng để làm các đồ trang trí cho ánh sáng có thể xuyên qua như kính thủy tinh, đèn soi, đèn trang trí,…
- Thủy tinh chịu nhiệt và không có độ nóng chảy nhất định.
- Thủy tinh giúp ánh sáng tán sắc vì thế được sử dụng để làm các vật trang trí như đèn thủy tinh, cốc thủy tinh, bình thủy tinh…
- Điện trở suất cao nên thủy tinh không dẫn điện, có khả năng cách điện tốt.
- Silicat là nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy cao ở 2000 độ C. Người ta sẽ bổ sung các chất khác để giảm nhiệt độ nóng chảy xuống còn khoảng 1000 độ C.
02 Loại thủy tinh phổ biến hiện nay
Do có nhiều các tính chất đặc biệt, nên thủy tinh cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau:
Thủy tinh vô cơ.
- Thủy tinh đơn nguyên tử.
- Thủy tinh oxit.
- Thủy tinh khancon.
- Thủy tinh Halogen.
- Thủy tinh hỗn hợp.
Thủy tinh hữu cơ.
- Gốm thủy tinh.
Ứng dụng của thủy tinh
Trong đời sống
- Các thiết bị y tế như lăng kính, ống nước, ống đựng thuốc,…làm từ chất liệu thủy tinh đóng vai trò rất quan trọng trong ngành y tế, y học giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người một cách tốt nhất.
- Trong việc bảo quản thực phẩm thì các loại hộp, hũ thủy tinh phát huy rất tốt chức năng của mình. Các loại đồ uống đựng trong chai, bình thuỷ tinh được khuyến cáo sử dụng nhiều hơn bảo nó đem lại cảm giác ngon miệng cũng như bảo vệ môi trường một cách tốt hơn các loại chất liệu khác.
- Việc lai tạo và nhân giống cây trồng đặc biệt quan trọng đối với ngành nông nghiệp cao. Trong đó, chất liệu thủy tinh giúp các nhà khoa học kiểm soát và theo dõi quá trình mô tế bào phát triển, từ đó mang đến chất lượng cây trồng hiệu quả cao nhất trong quy trình nhân giống cây trồng.
- Thủy tinh là chất liệu được xuất hiện trong các loại linh kiện điện tử, cầu chì, cảm biến, bo mạch, … hay sợi cáp quang. Thủy tinh góp phần kiến tạo cuộc sống, đưa con người đến với gần hơn với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin ứng dụng hữu ích trong cuộc sống.
- Thủy tinh dùng làm chén bát, tô, linh kiện điện tử, kính cửa sổ, đèn điện, … và rất nhiều sản phẩm khác nữa.
- Thủy tinh dùng để tạo ra các sản phẩm làm quà tặng doanh nghiệp như kỷ niệm chương thủy tinh hay cúp thủy tinh,….Những cái này dùng để vinh danh các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, nổi bật trong quá trình công tác, hoạt động, làm việc.
Trong trang trí, decor kiến trúc
Với tính chất đặc trưng là ánh sáng có thể xuyên qua, tán sắc ánh sáng nên thủy tinh được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất một số đồ dùng trang trí như: đèn chùm thủy tinh, đèn thả thủy tinh, đèn ốp trần,…
Thủy tinh có tái chế được không?
- Thủy tinh được tạo hình khi nó đang nóng chảy hoặc biến mềm, do đó những phế liệu có tính chất gần giống tính chất sản phẩm cần tạo đều có thể tái chế (nấu chảy và tạo hình lại).
- Ở những nhà máy lớn sản xuất thủy tinh, đa số đều dùng lò bể, là một loại lò có thể nấu liên tục. Người ta hạn chế tối đa việc dừng lò bởi mỗi lần như thế, lượng thủy tinh còn thừa (chiếm khoảng 20-30% thể tích lò) sẽ đông cứng, co lại và phá huỷ lớp gạch chịu lửa xây lò và ảnh hưởng đến kết cấu thành lò.
- Chi phí xây gạch mới và nhiên liệu cung cấp cho quá trình nâng nhiệt của lò đến nhiệt độ nấu thủy tinh sẽ rất lớn. Chính điều đó dẫn đến việc có một số thủy tinh thành phẩm nhưng cũng được đưa vào tái chế (nấu lại).
- Điều này xảy ra tại các nhà máy thủy tinh lớn chẳng may hàng bán không chạy, mà hàng tồn đọng lại trong kho quá nhiều; nếu tiếp tục sản xuất mới sẽ không có chỗ chứa.
- Biện pháp xử lý là đập vỡ thành phẩm, đem qua lò nấu lại, mục đích là để duy trì sự hoạt động của lò.
Bài viết trên đây là một số thông tin về thủy tinh mà chúng tôi sưu tầm được. Mọi người muốn tìm hiểu thêm nhiều những thông tin thú vị khác, đừng quên ghé qua Quà tặng Hải Âu để tham khảo nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Pha lê được cấu tạo từ gì? Tại sao lại được ưa chuộng
- Thủy tinh hữu cơ được cấu tạo từ đâu? Ứng dụng ra sao?