Kỷ niệm chương ngành ngân hàng là món quà tinh thần thể hiện sự ghi nhận những đóng góp của các cá nhân, tập thể cho nền kinh tế quốc gia. Vậy các tiêu chuẩn để được xét tặng kỷ niệm chương sẽ được quy định như thế nào? Cùng quatanghaiau.vn tìm hiểu qua thông tư quy định của nhà Nước dưới đây.

Kỷ niệm chương ngành ngân hàng là gì?

Cũng như các ngành nghề khác tại Việt Nam hiện nay, ngân hàng cũng là một ngành không kém phần phổ biến và nắm vai trò quan trọng của nền kinh tế nước nhà. Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam là một hình thức tán dương những cá nhân, những tập thể đã cống hiến, đóng góp bứt phá, hết mình để giúp sự nghiệp ngành Ngân hàng đi lên.

ky niem chuong nganh ngan hang
Lễ trao tặng kỷ niệm chương ngành ngân hàng – Vì sự nghiệp ngành ngân hàng

Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam được xét tặng vào dịp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 17/2019/TT-NHNN như sau:

  1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam” (sau đây gọi là Kỷ niệm chương) là hình thức khen thưởng của Thống đốc để ghi nhận sự cống hiến của cá nhân trong và ngoài ngành Ngân hàng có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển của ngành Ngân hàng.
  2. Kỷ niệm chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân vào dịp kỷ niệm ngày thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam hằng năm (ngày 06 tháng 5).

Theo đó, Kỷ niệm chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân vào dịp kỷ niệm ngày thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam hằng năm (ngày 06 tháng 5).

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Thông tư 17/2019/TT-NHNN như sau:

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương ngành ngân hàng:

1. Đối với cán bộ trong ngành Ngân hàng

a) Kỷ niệm chương để tặng cho cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, có thời gian tham gia công tác trong ngành Ngân hàng đủ 20 năm đối với nam và đủ 15 năm đối với nữ;

b) Cán bộ đương nhiên được tặng hoặc truy tặng Kỷ niệm chương gồm: cán bộ ngân hàng được công nhận là liệt sỹ; cán bộ tham gia Ban trù bị thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam; cán bộ ngân hàng tham gia chiến trường B từ năm 1968 về trước; cán bộ ngân hàng được Nhà nước tặng thưởng các danh hiệu: “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập” các hạng, “Anh hùng Lao động” và các đồng chí là Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước;

c) Cán bộ ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương gồm: cán bộ công tác trong ngành Ngân hàng từ ngày 06/5/1951 đến ngày 07/5/1954 và có thời gian công tác liên tục đủ 10 năm; cán bộ ngân hàng tham gia chiến trường B, C, K thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trước 30/4/1975 thì thời gian công tác được nhân hệ số 2 (một năm bằng 2 năm) khi xét tặng; cán bộ trước đây công tác trong ngành Ngân hàng được cử đi bộ đội, thanh niên xung phong, đi học hoặc điều động sang ngành khác sau đó tiếp tục về lại ngành Ngân hàng công tác thì thời gian đó vẫn được tính là thời gian công tác liên tục trong ngành Ngân hàng khi xét tặng.

2. Đối với cá nhân ngoài ngành Ngân hàng

Cá nhân ngoài ngành Ngân hàng được xem xét tặng Kỷ niệm chương đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có công lao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam;

b) Có sáng kiến hoặc công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thiết thực cho hoạt động ngành Ngân hàng Việt Nam;

c) Có công lao trong việc xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác giữa các nước, các tổ chức quốc tế với ngành Ngân hàng Việt Nam;

d) Có những đóng góp trực tiếp, thiết thực về vật chất cho sự phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam.

Cá nhân là người nước ngoài có thời gian công tác trong ngành Ngân hàng Việt Nam từ 10 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Không xét tặng Kỷ niệm chương đối với các trường hợp sau:

a) Cá nhân bị kỷ luật buộc thôi việc;

b) Cá nhân đang bị cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của cơ quan pháp luật có thẩm quyền;

c) Cá nhân đã và đang chấp hành hình phạt tù (được hưởng án treo hoặc không được hưởng án treo), cải tạo không giam giữ.

Theo đó, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam” thực hiện theo quy định trên.

Như vậy, tùy theo đối tượng mà có tiêu chuẩn khác nhau để được xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam” .

Thời hạn nhận hồ sơ khen thưởng Kỷ niệm chương ngành ngân hàng là khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Thông tư 17/2019/TT-NHNN như sau:

1. Khen thưởng hằng năm

a) Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Thống đốc: nhận hồ sơ trước ngày 28 tháng 02 hằng năm. Khối đào tạo nhận hồ sơ trước ngày 15 tháng 8 hằng năm; riêng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam” nhận hồ sơ trước ngày 28 tháng 02 hằng năm.

b) Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước:

2. Khen thưởng đột xuất

Nhận hồ sơ ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất.

3. Khen thưởng chuyên đề

Nhận hồ sơ ngay sau khi kết thúc chương trình hoặc chuyên đề công tác.

4. Khen thưởng quá trình cống hiến

Nhận hồ sơ trước 06 tháng đối với cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu. Đối với cán bộ đã nghỉ hưu nộp hồ sơ trước ngày 15 tháng 3 hằng năm.

Đối với các trường hợp đề nghị khen thưởng theo tiêu chuẩn tại Điểm d, Khoản 1, Điều 18 Thông tư này: nhận hồ sơ tối đa 06 tháng trước thời điểm nghỉ hưu. Đối với cán bộ đã nghỉ hưu nộp hồ sơ trước ngày 15 tháng 3 hằng năm.

Theo đó, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam” nhận hồ sơ trước ngày 28 tháng 02 hằng năm.

Vừa rồi là một số thông tin về kỷ niệm chương ngành ngân hàng và các quy định về việc xét tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp ngân hàng được quatanghaiau.vn tổng hợp theo thông tư mới nhất hiện nay.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *